Bố Trí Địa Lý Hành Chính Của Tỉnh An Giang Trên Bản Đồ

Sinh ra và lớn lên tại miền đất sông nước An Giang, bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với xuồng, ghe, sông nước. Những buổi trưa hè cùng lũ bạn tằm sông. Nhưng thực sự chưa một lần tôi hiểu hết về đặc điểm địa lý tự nhiên  nơi mình sinh ra, cho đến khi lang thang trên mạng tìm thấy cửa hàng bán bản đồ online tại đây: https://bandothegioikholon.com/ . Với nhiều loại bản đồ về các tỉnh thành Việt Nam cũng như Thế Giới. Trong đó có bản đồ tỉnh An Giang mà tôi sẽ giới thiệu đến các bạn trong bài viết này.

An Giang là một tỉnh khá rộng lớn thuộc khu vực phía nam, có diện tích 3.536,7 km² bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ 4 so với 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Vị trí địa lí:

Bạn có thể dễ dàng xác định trên bản đồ An Giang vị trí địa lí theo các hướng. Phía Đông giáp với Đồng Tháp, phía Bắc giáp với Campuchia có đường biên giới dài 100km, phía Nam và phía Tây Nam giáp với Kiên Giang, phía Đông Nam giáp với TP Cần Thơ.

Bài viết bạn quan tâm

Vùng Đất Tây Nam Bộ Qua Bản Đồ Du Lịch Miền Tây

Điều kiện tự nhiên:

An Giang là một trong những tỉnh đâu nguôn sông Cửu Long,  có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện.Trên bản đồ hành chính An Giang thể hiện rõ tuyến Giao thông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và Long Bình – An Phú. Đây là lợi thế to lớn cho An Giang trong quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập kinh tế An Giang với các tỉnh trong khu vực, trong nước và thế giới nhất là khu vực Đông Nam Á.

Mặt nước ngầm ở An Giang rất dồi dào. Hai dòng Tiền giang và Hậu giangchảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, ngoài ra còn có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn, nhỏ, mật độ 0,72 km/km2 .

Đất đai ở An Giang màu mỡ, phì nhiêu vì được phù sa sông Mê Công bồi đắp hằng năm. Diện tích đất phù sa chiểm khoảng 72%, rất tốt cho nhiều loại cây trồng nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có đất phèn và nhiều loại đất khác.

Tài nguyên thiên nhiên:

Với lợi thế về đất phù sa, An Giang có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp.

Rừng cây lá rộng chiếm đa số ở An Giang với nhiều loài thực vật và động vật sinh sống. Đặc biệt An Giang có 3.800 ha rừng tràm, một trong những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái nổi tiếng.

Nguồn lợi thủy sảntrên sông Tiền, sông Hậu vô cùng phong phú cùng với nghề nuôi cá bè, ao hâm, nuôi tôm đã giúp phát triển đời sống kinh tế người dân địa phương.

Nhiều loại khoáng sản cũng tập trung ở địa bàn tỉnh như: đá granit, đá cát, than bùn, vỏ sòm puzolan, fenspat,…

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên là lợi thế giúp An Giang phát triển dịch vụ Du lịch, thu hút du khách đến từ các vùng miền khác nhau trên đất nước và thế giới. Cùng với bản đồ An Giang bạn có thể khám phá những điểm du lịch hấp dẫn, thú vị về các lĩnh vực văn hoá,  sinh thái, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long

 

Đơn vị hành chính 

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc. Trong đó có 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện, bao gồm 156 đơn vị hành chính cấp xã, 16 thị trấn, 21 phường và 119 xã. Hai Huyện Tịnh Biên và Tri Tôn được chính phủ công nhận là huyện miền núi.

Dân số

Theo thống kê năm 2016, dân số toàn tỉnh là 2.159.900 người., mật độ dân số 611 người/km².  Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có khoảng 30.7% dân số sống ở đô thị và 69.3% dân số sống ở nông thôn.Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh.

An Giang cũng như các tỉnh thành khác đều có những lợi thế và khó khăn riêng. Khi quan sát và phân tích Bản đồ hành chính An Giang, phần nào bạn sẽ nhận ra điều đó. Điều quan trọng là nắm được những thông tin quan trọng về đặc điểm An Giang như vị trí, điều kiện tự nhiên, đơn vị hành chính, dân cư và một số điểm du lich nổi tiếng ( Thất Sơn, Rừng tràm Trà Sư, Cù lao Giêng,…) để có một cái nhìn tổng quan cũng như sự hiểu biết về vùng đất này .

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *