ban do dong bang song cuu long

Thông Tin Chi Tiết Về Bản Đồ Miền Tây Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực Nam của nước ta hay còn gọi là vùng đồng bằng sông Mê Kông, vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc nói ngắn gọn là miền Tây thì người dân Việt Nam cũng có thể hiểu được. Miền Tây Nam Bộ gồm có 13 tỉnh, thành phố (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ). Để khám phá miền đất này có những điều thú vị gì hãy cùng bản đồ miền Tây Nam Bộ tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của nơi này nhé!

Giới thiệu bản đồ miền Tây Nam Bộ

Nhìn vào bản đồ miền Tây Nam Bộ ta có thể thấy, đây là địa phận châu thổ thuộc sông Cửu Long có diện tích là 40,6 nghìn km2. Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Campuchia,  phía Đông Nam là Biển Đông.

Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền được thể hiện trên bản đồ như sau: cực Đông ở xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre; điểm cực Tây ở phường Mỹ Đứcthành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; cực Bắc ở xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An; cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, còn có các đảo xa bờ của Việt Nam như Đảo Phú QuốcHòn Khoaiquần đảo Thổ Chu.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 12,3% diện tích cả nước, giáp với biển Đông – Thái Bình Dương – vịnh Thá Lan, với đường bờ biển kéo dài 700km đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển. Hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long đang là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với sản phẩm nổi bật là lúa.

Về khí hậu thì vùng đồng bằng sông Cửu Long có mức nhiệt trung bình hằng năm khoảng 28 độ C và có sự ổn định quanh năm. Thời tiết mưa gió thuận hòa và rất ít bị chịu ảnh hưởng của những biến đối xấu của thời tiết như: bão và thiên tai.

Trong năm khí hậu được chia theo 2 mùa rõ ràng là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, còn lại là khoảng thời gian của mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) Đặc biệt trong năm có mùa nước nổi bắt đầu từ giai đoạn tháng 7 tới tháng 11 theo lịch dương và có những tỉnh mùa nước nổi rơi vào tháng 9, tháng 10, còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết mỗi năm khác nhau. Du lịch miền Tây Nam Bộ mỗi mùa đều có nét đặc trưng riêng, nét đẹp đậm chất Tây Nam Bộ, lôi cuốn, thu hút lòng người.

ban do dong bang song cuu long

Bản đồ các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Quan sát bản đồ miền Nam chúng ta có thể thấy,Miền Tây Nam Bộ gồm có 1 thành phố trực thuộc Trung ương (Cần Thơ) và 12 tỉnh (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long).

Dân cư sinh sống ở vùng Tây Nam Bộ bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Chăm, Hoa và Khmer. Người Kinh chiếm đại đa số toàn bộ dân số, sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Người Chăm tập trung sống chủ yếu ở An Giang. Người Khmer có mặt đông đúc ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang.

Theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì thành phố Hồ Chí Minh đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa, Ban chỉ đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, ký Thỏa thuận liên kết song phương với 13 tỉnh – thành của đồng bằng sông Cửu Long một mặt nhằm hỗ trợ cho các tỉnh khai thác tốt nguồn lực đầu tư, phát huy những lợi thế của mình trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội; mặt khác tạo thêm cơ hội đầu tư, tăng mãi lực thị trường (sức cung và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm) và nâng cao trình độ nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội để thành phố Hồ Chí Minh vừa có thể đa dạng hóa ngành nghề, vừa mở rộng giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, lĩnh vực cần đầu tư, phát huy được vai trò kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Một số nguyên tắc và nội dung hợp tác như sau:

  • Hợp tác toàn diện về kinh tế-xã hội là nhiệm vụ chính trị, chiến lược lâu dài nhằm phát huy lợi thế của hai địa phương, đáp ứng xu thế phát triển và hội nhập.
  • Hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
  • Hợp tác trên tinh thần tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp; có bước đi thích hợp từ thấp đến cao, theo từng giai đoạn cụ thể.
  • Lãnh đạo chỉ đưa ra những định hướng, nội dung lớn, có tác động quan trọng đến phát triển kinh tế-xã hội của hai địa phương. Các doanh nghiệp, Sở ngành xác định những nội dung cụ thể trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội và hai bên cùng có lợi.

ban do he thong giao thong dong bang song cuu long

Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long

Cũng như bản đồ miền Tây Nam Bộ, bản đồ đồng bằng sông Cửu Long cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến vùng đất này.  Ngoài hệ thống sông Cửu Long, trong đồng bằng còn có các hệ thống sông chính sau:

Hệ thống sông Vàm Cỏ, bao gồm hai nhánh Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông. Sông Vàm Cỏ Tây, bắt nguồn từ vùng đồng bằng tỉn Prey Veng, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam vào Việt Nam( tỉnh Long An). Diện tích lưu vực là 1.720 km2, chiều dài trong lãnh thổ Việt nam và khoảng 110 km.

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ vùng đồi thấp tỉnh Prey Vieng, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam vào tỉnh Tây Ninh của Việt Nam, Chiều dài song chính trong phần đất Campuchia là 54 km, diện tích liệt Nam- Campuchia trên địa bàn các tỉnh Đồng Tháp, Long An.

Hệ thống sông Mỹ Thanh, gồm có sông chính Mỹ Thanh, các chi lưu Cổ Cò, Nhu Gia là trục tiêu, dẫn nước mặn và cũng là trục đường giao thông thủy cực kì quan trọng của vùng.

Không chỉ có miền Tây Nam Bộ mà hầu hết các tỉnh thành nước ta đều có những khu du lịch, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh là nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước. Để thuận tiện cho việc tìm hiểu và du lịch, bạn có thể tìm tới các cửa hàng bán bản đồ Việt Nam để chọn cho mình mẫu bản đồ ưng ý nhé.

 

 

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *