Đăk Nông là một tỉnh trực thuộc khu vực Tây Nguyên. Đăk Nông là một địa điểm thu hút khách du lịch thập phương bởi nét hoang sơ của rừng núi, những ngọn thác, hồ nước thơ mộng giữa chốn đại ngàn xanh thẳm. Và hơn tất cả chính là những buôn, làng xen kẽ nhau đang cư ngụ tại mảnh đất này. Hãy cùng tấm bản đồ tỉnh Đăk Nông khám phá vùng đất này nhé.
Đôi nét về bản đồ tỉnh Đăk Nông
Dựa vào bản đồ tỉnh Đăk Nông, ta biết được một số điều về tỉnh này. Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045′ đến 12050′ vĩ độ Bắc, 107013′ đến 108010′ kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với dân số thống kê năm 2016 là 636.000 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc kinh, M’Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M’Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa.
Quan sát bản đồ miền Trung Tây Nguyên, bạn sẽ thấy được Đăk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Buôn Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam. Ngoài ra, Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt 180 km và Thành phố Phan Thiết 230 km về phía Đông. Đăk Nông có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap, v.v.
Trong tương lai, khi được triển khai thì các tuyến đường sắt Đắk Nông-Chơn Thành-Di An ra cảng Thị Vải, Đăk Nông – Tân Rai ra cảng Kê Gà sẽ mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh.
Với vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đăk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và trong tương lai không xa sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên.
Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Nông
Qua bản đồ hành chính tỉnh Đăk Nông: Đăk Nông có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thị xã và 7 huyện trực thuộc, được phân chia thành 71 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 5 phường, 5 thị trấn và 61 xã. Cụ thể
- Thị xã Gia Nghĩa có 54.517 người gồm 5 phường và 3 xã.
- Huyện:
- Cư Jút có 97.765 người gồm 1 thị trấn và 7 xã
- Đắk Glong có 49.278 người gồm 7 xã
- Đắk Mil có 98.805 người gồm 1 thị trấn và 9 xã
- Đắk R’lấp có 74.087 người gồm 1 thị trấn và 10 xã
- Đắk Song có 66.718 người gồm 1 thị trấn và 8 xã
- Krông Nô có 70.003 người gồm 1 thị trấn và 11 xã
- Tuy Đức có 43.725 người gồm 6 xã
>> Bạn có thể tìm mua bản đồ hành chính các tỉnh thành khác của Việt Nam tại đây: http://bandohanhchinh.com/Ban-Do-Kho-Lon/ban-do-hanh-chinh/
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Đắc Nông có 240 trường học ở cấp phổ thông, trong đó có 22 trường Trung học phổ thông (cấp 3), 82 trường Trung học cơ sở (cấp 2), và 136 trường Tiểu học, bên cạnh đó còn có 89 trường mẫu giáo. Với hệ thống giáo dục và trường học như thế, tỉnh đã phần nào góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn, đưa nền giáo dục ngày càng hoàn thiện trên mảnh đất này. Toàn tỉnh Đắk Nông có 79 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế, gồm có 8 bệnh viện, 71 trạm y tế phường xã, với 1029 giường bệnh và 258 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh. Nơi đây có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc hội tụ mang đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Mảnh đất này còn lưu giữ nhiều sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San. Ngoài ra, còn có các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Đắk Nông có các lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian, trong lễ hội cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng. Một số nhạc cụ dân tộc lâu đời nổi tiếng như bộ đàn đá của người M’Nông (huyện Lăk – Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R’lấp có từ hàng ngàn năm về trước, đàn T’rưng, đàn K’lông pút, đàn nước, kèn, sáo…
Qua bản đồ tỉnh Đắk Nông ta thấy được sự đa dạng trong hành trình du lịch chính là điểm độc đáo của Đắk Nông đối với du khách. Tới đây du khách có thể chọn cho mình một chuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng hay một chuyến du lịch văn hóa. Tất cả đều sẽ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời trong hành trình của bạn.
0 Comments Leave a comment