Phượt là loại hình du lịch còn nhiều mới mẻ, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời chưa từng có. Đối với các bạn yêu thích hình thức du lịch bụi này, thì cung đường, điểm đến tại các tỉnh miền Bắc chính là địa điểm hứa hẹn cho những hành trình xuyên suốt. Vậy miền Bắc nước ta có những đặc điểm gì về giao thông, sông ngòi, vi trí ra sao,… Hãy cùng tìm hiều trên những tấm bản đồ miền bắc.
Để nắm được vị trí địa lý của khu vực miền bắc nước ta. Bạn hãy vào để xem qua bản đồ Việt Nam ở đây: https://bandokholon.com/Ban-Do-Kho-Lon/danh-sach-ban-do-viet-nam-kho-lon/
Tìm hiểu tổng quan bản đồ miền bắc
Ngày nay, những tấm bản đồ đã trở thành công cụ không thể thiếu. So với các nguồn cung cấp thông tin khác, bản đồ cũng không hề kém cạnh về mức độ chi tiết và cụ thể. Thế mạnh của bản đồ là giúp người xem hình dung ra ngay nội dung thông tin. Đồng thời độ bao quát không một tại liệu nào có thể vượt mặt.
Qua bản đồ các tỉnh phía bắc, khu vực miền Bắc chia thành ba tiểu vùng nhỏ. Tây Bắc Bộ gồm các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Hoà Bình, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La. Tiểu vùng Đông Bắc Bộ: Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh. Vùng đồng bằng sông Hồng: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên theo bản đồ vùng kinh tế thì khu vực miền Bắc lại chia thành 5 tiểu vùng nhỏ. Bao gồm: Vùng duyên hải Bắc Bộ là các tỉnh ven biển; Vùng Hà Nội là các tỉnh trực tiếp giáp ranh với Hà Nội. Vùng Tây Bắc có các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La; Vùng Đông Bắc có tỉnh Cao bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
Theo tên gọi tiếng anh North Vietnam map thì bản đồ miền Bắc có đường biên giới Trung Quốc về phía Bắc và Đông Bắc, nước bạn Lào về phía Tây và Tây Nam. Về phía Nam miền Bắc giáp miền Trung và phía Đông giáp biển Đông. Với vị trí như trên, miền Bắc rất thuận tiện trong việc phát triển kinh tế đa dạng, nhất là biển và rừng.
Ngoài ra, do vị trí nằm trải rộng, địa hình chia cắt phức tạp và tiếp giáp với Trung Quốc, nhìn xem trên bản đồ Trung quốc, bạn sẽ dễ dàng thấy được, phía nam của nước bạn tiếp giáp với miền bắc của nước ta. nên diễn biến thời tiết khá phức tạp. Nhìn chung toàn miền chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Phân chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu và đông. Mùa hè thì mưa nhiều, nắng nóng và mùa đông rét và khô hanh, tuy nhiên cuối mùa đông tiết trời lạnh kèm mưa phùn.
Để lựa chọn cho mình nhiều loại bản đồ hãy ghé cửa hàng bán bản đồ xem tại đây: https://bandokholon.com/
Đặc điểm sông ngòi miền Bắc
Từ bản đồ hành chính miền bắc, đặc biệt là bản đồ sông ngòi miền bắc đây là khu vực sở hữu nhiều sông ngòi lớn nhỏ khác nhau. Sông Hồng là con sông lớn nhất toàn miền, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng Trung Quốc và đi qua nhiều tỉnh thành nước ta trước khi đổ ra biển Đông. Bên cạnh đó còn rất nhiều con sông như, sông Thái Bình, sông Đà, sông Lô, sông Câu,…
Nhìn chung sông ngòi tại miền Bắc nước ta có đặc điểm mực nước lên xuống theo mùa. Vào mùa mưa thì mực nước dâng cao, nước sông đục do chứa nhiều phù sa. Mùa khô mực nước xuống thấp, thậm chí tại một số con sông còn trong tình trạng cạn kiệt. Quan sát bản đồ sông ngòi thì thấy được sông ngòi nước ta chảy theo hướng nghiêng của địa hình và hướng núi. Thượng lưu sông thường hẹp, dốc và nước chảy xiết thích hợp xây dựng thủy điện. Về đến hạ lưu lòng sông mở rộng, nước chảy chậm. Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên lòng sông có khu vực hình thành vực sâu nhưng có lại có nơi mực nước nông không quá 40cm.
Sông ngòi tại miền Bắc là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động nông nghiệp hàng năm. Đồng thời là nguồn cung cấp phù sa dồi dào mỗi khi mùa mưa đến. Hiện nay, sông đang có hiện tượng ô nhiễm, thay đổi dòng, sạt lở nghiêm trong do hoạt động sinh hoạt và khai thác cát, sỏi.
Đặc điểm giao thông tại miền Bắc
Nếu quan sát trên bản đồ miền bắc Việt nam bạn cung có thể nắm bắt khá chi tiết về đặc điểm giao thông tại miền Bắc. Thế nhưng đầy đủ và cụ thể nhất vẫn là tấm bản đồ giao thông miền bắc. Từ đó thấy rằng, toàn miền Bắc có mật độ giao thông đường bộ rất cao. Đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình,…
Cũng như bản đồ các khu vực khác trên Thế Giới. Miền Bắc, với tất cả các tỉnh thành đều thông nhau bởi nhiều tuyến đường quốc lộ. Điển hình là quốc lộ 3, quốc lộ 37, quốc lộ 1A. Tỉ lệ đường rải mặt tăng lên đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Song các tuyến đường địa phương như thôn xóm xã tại nhiều nơi còn chưa rải mặt cao. Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố khá đồng đều. Đường còn hẹp, dốc và quanh co do xây dựng phụ thuộc vào địa hình.
Tại khu vực miền Bắc, giao thông đường sắt rất phát triển tại nhiều tỉnh thành nhất là vùng trung du và đồng bằng. Nhưng tỉ lệ tuyến đường sắt cao nhất vẫn là Hà Nội. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường thủy cũng rất được chú trọng phát nâng cấp và phát triển. Toàn miền sở hữu nhiều cảng nằm rải tại các tỉnh ven biển. Trong đó cảng Quảng Ninh và Hải Phòng được xây dựng với quy mô lớn nhất.
Trên đây là một vài thông tin bạn có thể khai thác từ tấm bản đồ miền bắc, song đây chỉ là một phần rất nhỏ. Thế nên chính bạn trang bị những tấm bản đồ và tự mình khám phá về miền Bắc – mảnh đất giàu truyền thống, văn hóa. Hãy tìm cửa hàng bán bản đồ Miền Bắc để tiện hơn trong việc nghiên cứu và khám phá vùng đất cực bắc của tổ quốc nhé.
0 Comments Leave a comment